Giờ hành chánh
Thứ Hai – Thứ Sáu
8:00 sáng – 4:30 chiều
(+84) 272 376 9216
Đường dây nóng: 0981 152 153
info@ttu.edu.vn
ĐẠI HỌC TÂN TẠO
Đại lộ Đại học Tân Tạo, Tân Đức E.City, Đức Hòa, Tỉnh Long An
Danh sách các khóa học
Những người tham gia tìm hiểu làm thế nào để kết hợp công nghệ máy tính vào bài học để nâng cao kỹ năng của người học tiếng Anh thông qua các hướng dẫn, trang web, các bài tập thực hành, và các dự án. Những người tham gia xem xét nghiên cứu hiện nay và thảo luận về tính hiệu quả của công nghệ truyền thông cho các bối cảnh lớp học khác nhau. Sinh viên xây dựng các kế hoạch liên quan đến bối cảnh giảng dạy cá nhân. Việc đánh giá được dựa trên các kế hoạch mang tính hợp tác và cá nhân cũng như là sự tương tác.
Học phần COMP201 tập trung vào kỹ năng viết luận và nghiên cứu. Tăng cường hành văn, chỉnh sửa bài luận, bài viết các loại. Các phương thức, quy tắc, và cấu trúc từng loại bài viết sẽ được phân tích.
Học phần này phân tích những thay đổi trong giao tiếp liên quan đến vấn đề giao thoa văn hóa. Các chủ đề bao gồm giao tiếp phi ngôn ngữ, các khái niệm thời gian, nhận thức và thái độ, các giá trị, mô hình tổ chức xã hội, những chuẩn mực văn hóa, ngôn ngữ, đạo đức, xung đột các nền văn hóa, và nghiên cứu trong giao thoa văn hóa.
Đây là một khóa học giáo dục tổng quát chỉ ra các triết lý giáo dục trong quá khứ và hiện tại. Khóa học này khảo sát những triết lý này bắt nguồn từ đâu và ảnh hưởng xã hội của chúng.
Học phần thảo luận các vấn đề trường trung học cơ sở: quản lý lớp học, buổi họp mặt phụ huynh, tổ chức chuyên môn, đánh giá giáo viên, những cải cách trong chương trình giảng dạy, giáo dục giá trị, đạo đức nghề nghiệp, nguồn lực cộng đồng, động lực và các vấn đề khác trong giáo dục.
Học phần Nhập môn nghiên cứu văn hóa nghiên cứu giá trị và cách ứng xử của con người ở những thời điểm và địa điểm khác nhau trong lịch sử và hiện tại. Học phần giúp cho người học khám phá môi trường sống của con người đã ảnh hưởng đến những giá trị và cách ứng xử đó như thế nào. Đồng thời, học phần giúp người học nâng cao ý thức đa văn hóa để có thể hiểu và giải quyết dễ dàng các vấn đề xã hội phát sinh.
Học phần giới thiệu về những kỹ năng đọc bình luận cung cấp từ vựng để phân tích phê bình thông qua những khảo sát thơ ca, văn xuôi và kịch (hoặc phương tiện truyền thông khác như phim ảnh) trong những giai đoạn lịch sử.
Môn học này giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, bao gồm những vấn đề về ngữ âm, âm tiết, từ vưng, ngữ pháp và ngữ nghĩa (gồm nghĩa của từ, câu, và diễn ngôn). Những vấn đề khác như thụ đắc ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội, biến đổi ngôn ngữ, hay cấn vấn đề về nguồn liệu và ngữ cố định cũng sẽ được đề cập. Các hoạt động thực hành sẽ giúp người học hiểu nội dung ở từng vấn đề và sẽ áp dụng được một vài kiến thức đã học cho hoạt động nghiên cứu sơ cấp của người học .
Ngôn ngữ Anh thay đổi theo vùng, miền, từ một nước nói tiếng Anh này sang một nước nói tiếng Anh khác, hoặc từ một tiểu bang này sang một tiểu bang khác. Môn học này giúp sinh viên biết được những biến thể/ đa dạng của tiếng Anh và tìm hiểu các yếu tố về xã hội, khu vực, dân tộc, giới tính và phong cách đã làm nên sự thay đổi. Đây cũng là môn học nền tảng cho các môn về Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội ở cấp cao hơn.
Học phần giới thiệu sáng tác thơ quan niệm ngôn ngữ là một trong những kế hoạch mang tính sáng tạo mà các nhà thơ đương đại sử dụng để nhắc đến tác phẩm của họ. Những kế hoạch khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu bao gồm ekphrasis (thơ đáp ứng những đề tài nghiên cứu khác), hình ảnh và cảm xúc, nhịp điệu phù hợp, thơ ngẫu hứng, và sư hợp tác "mơ hồ". Chúng tôi sẽ thực hiện thông qua các hướng dẫn đặt ra giới hạn về cách chúng tôi viết về những đối tượng mà chúng tôi muốn và những câu chuyện mà chúng tôi muốn kể như thế nào. Chúng tôi không chỉ muốn nhìn thấy những giới hạn đó như là những sự thúc đẩy mang tính "sáng tạo" mà còn là nền tảng cho sự sáng tạo của chính nó.
Học phần Giới thiệu về sáng tác tiểu thuyết bao gồm những buổi hội thảo dạng đặc trưng giới thiệu cho sinh viên những kinh nghiệm trong việc viết sáng tác với mong muốn tăng thêm kiến thức của sinh viên trong việc lựa chọn thể loại và đạt được sự thành thạo những yếu tố kỹ năng.
Học phần bao gồm những tác giả như Wyatt, More, Sidney, Spenser, Raleigh, Marlowe và Shakespeare.
Học phần Văn học cổ điển Mỹ 1820-1860 bao gồm văn xuôi và thơ của các tác giả như Emerson, Thoreau, Hawthorne, Poe, Melville và Whitman.
Học phần giới thiệu văn xuôi và thơ của những tác giả như Cather, Chesnutt, Chopin, Crane, Dickinson, DuBoisstud, Freemen, Gilman, James, Jewett, Twain, Washington, Wharton.
Học phần Văn học cổ điển Mỹ 1915-1960 bao gồm văn xuôi và thơ của các tác giả như Eliot, Fitzgerald, Hemingway, Faulkner và những tác giả khác.
Học phần giới thiệu chung về việc nghiên cứu và đánh giá thơ và kịch.Học phần khảo sát sự ứng dụng ngôn ngữ và văn hóa, tập trung vào các bình diện khác nhau của đời sống xã hội và ngôn ngữ. Những chủ đề bao gồm: ngôn ngữ, bản sắc văn hóa, xã hội, ngôn ngữ như bản sắc dân tộc, giai cấp xã hội, tuổi tác và giới tính; sự thay đổi trong ngôn ngữ, bao gồm tiếng địa phương, ngữ điệu, và phạm vi từ vựng; đa ngôn ngữ và ngôn ngữ giao tiếp; ngôn ngữ mới như tiếng bồi và tiếng lai; ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp liên văn hóa; ngôn ngữ và hệ tư tưởng; ngôn ngữ trong giáo dục và truyền thông. Thông qua các cuộc thảo luận về các những chủ đề này và bài tập bao gồm bài đọc và những đồ án nghiên cứu nhỏ, sinh viên sẽ được giới thiệu về những khái niệm chính yếu, những học thuyết và phương pháp trong ngôn ngữ xã hội học, nhân chủng học về văn hóa và ngôn ngữ học.
Học phần sẽ tìm hiểu cách mà văn hóa, chính trị và nghệ thuật đan xem và ảnh hưởng lẫn nhau. Sinh viên sẽ trải nghiệm nhữn tình huốn khác nhau làm cho những dân tộc khác nhau hình thành và phát triển văn hóa rein của mình. Bằng cách xem xét những quan điểm và triết lý chính trị, sinh viên sẽ thấy những quan điểm và chính trị đó ảnh hưởn đến văn hóa và nghệ thuật cũng như cách thực hiện chúng như thế nào.
- Trải nghiệm một môi trường làm việc có tổ chức thật sự
- Biết cách sắp xếp, tự kỷ luật và rèn luyện tính chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của các nhà tuyển dụng.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp cần thiết để đạt được những mục tiêu của tổ chức
- Đạt và phát triển được nhiều kỹ năng chuyên môn nhằm phù hợp với yêu cầu của nơi làm việc
- Khám phá, nhận định, phân tích và thảo luận cùng với những người có chuyên môn và những người giám hộ tại nơi làm việc của họ để biết được những khái niệm lý thuyết có thể điều chỉnh và áp dụng ở nơi làm việc trong thực tế
- Đánh giá kiến thức thu được từ thực tập để giúp lập kế hoạch và đánh giá việc học tập và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Đây là học phần thiết kế theo hướng giải quyết vấn đề (nhiệm vụ đặt ra và đề án). Học phần khóa học này tập trung vào những thuật ngữ chuyên nghiệp của du lịch, ngữ pháp và những cấu trúc Tiếng anh được sử dụng trong giao tiếp và thư từ thương mại, nhằm giúp người học phát triển kỹ năng ngôn ngữ thông qua các chủ điểm về công nghiệp du lịch và khách sạn.
Học phần khóa học này được thiết kế nhằm giới thiệu đến sinh viên những tác phẩm quan trọng về việc xuất hiện của tính hiện đại trên tiểu lục địa Ấn Độ (từ 1818-1947). Đó là sự nghiên cứu về các nhân vật chính, những người đấu tranh và định hướng cho những cuộc đấu tranh mang tính xã hội và chính trị trong suốt thời kỳ thuộc địa Anh. Trung tâm của các cuộc đấu tranh là những sự tranh luận về cải cách tôn giáo, vai trò của phụ nữ, sự thành lập quốc gia, và sự phân chia đẳng cấp. Sử dụng chủ yếu những tài liệu, bộ phim, và các thiết bị kỹ thuật số, chúng ta sẽ có được sự hình dung về nền văn hóa và lịch sử Nam Á để bổ sung cho các nghiên cứu của chúng ta trong suốt học kỳ.
Học phần này giúp người học tăng cường khả năng tìm kiếm, đánh giá và phản hồi thông tin hiệu quả nhất. Không chỉ dừng lại về kỹ năng viết luận và diễn đạt tranh luận, học phần còn đi sâu đề cập cấu trúc tranh luận và cách phòng tránh vi phạm quy tắc lô-gíc trong tư duy và lý luận. Nội dung thông tin sử dụng trong học phần này đến từ nhiều nguồn khác nhau như tin tức, ấn phẩm, phim ảnh, slides trình chiếu, hoặc những nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông khác. (Đây là học phần bắt buộc đối với mọi sinh viên TTU).
Học phần Văn hóa & Văn chương bao gồm nhiều tác phẩm văn học và nhiều bài đọc của các thể loại như thơ ca, truyện ngắn, kịch, đoạn trích từ tiểu thuyết và tác phẩm chính luận. Sinh viên sẽ đọc, phản ánh, phân tích, thảo luận, diễn đạt nội dung tác phẩm. Học phần này cũng giới thiệu cho sinh viên các tác phẩm văn học từ các nước và các nên văn hóa, qua đó sinh viên có khả năng chú thích và phát triển khả năng viết luận.
Học phần này giới thiệu các nguyên tắc và phương pháp của một bài phát biểu với sư ứng dụng thực tiễn. Sinh viên sẽ dần dần trở nên tự tin và có khả năng trình bày các bài thuyết trình khác nhau thông qua những sự nhấn mạnh: phân tích khán giả, thông điệp rõ ràng và tranh luận hiệu quả bằng cách tổ chức, nghiên cứu cẩn thận và tích hợp công nghệ thông phù hợp. Những bài nói cá nhân, tranh luận và thảo luận trong lớp sẽ được tiếp tục sau đó.
Học phần này giới thiệu đến sinh viên thế giới của cộng đồng phiên dịch, đặc biệt là những kiểu phiên dịch khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau.
Sinh viên đề ra một chương trình nghiên cứu / viết / dự án / hoạt động phù hợp với chủ đề. Sinh viên xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động, sau đó báo cáo về việc thực hiện và kết quả. Sinh viên phải tiếp cận một giảng viên với một đề xuất cụ thể về nghiên cứu. Vai trò của giảng viên là người hướng dẫn và tham khảo và tất nhiên là người đánh giá sản phẩm cuối cùng. Cả cố vấn và sinh viên đều có thể có các cuộc họp để nghe thông tin về công việc của sinh viên đã làm và công việc phải làm cũng như thảo luận về bước tiếp theo hoặc tiến độ của dự án / nghiên cứu của sinh viên . Bằng cách thường xuyên trao đổi với giảng viên và nhận phản hồi về dự án, sinh viên có thể đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có thể chấp nhận được. Sinh viên phải nộp bài làm bằng văn bản định kỳ như đã đề cập trong kế hoạch và hoàn chỉnh bài báo cuối khóa.
Đây là phần tiếp theo của khóa học Nghiên cứu Độc lập 401. Khóa học này dành cho những sinh viên có quá trình nghiên cứu độc lập cần nhiều thời gian hơn cho việc học của họ. Số tín chỉ tối đa cho Nghiên cứu Độc lập (bao gồm Nghiên cứu Độc lập INST401 và Nghiên cứu Độc lập INST402) là 6 tín chỉ, tương đương với 6 tín chỉ, hoặc 2 khóa học.
Học phần này khảo sát song ngữ ở mức độ cá nhân, giữa cá nhân với nhau, và mức độ xã hội từ những quan điểm thuộc ngôn ngữ tâm lý học, ngôn ngữ xã hội học, nhân chủng học, và giáo dục. Các vấn đề bao gồm mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhận thức, sự phát triển ngôn ngữ, bản sắc ngôn ngữ, tập quán ngôn ngữ xã hội trong bối cảnh đa văn hóa, sự giữ gìn ngôn ngữ, chính sách và kế hoạch ngôn ngữ.
Học phần khóa học này được thiết kế để cung cấp cho sinh viên sự nhìn nhận toàn diện về những lý thuyết chính, phương pháp và kỹ năng từ đầu thế kỷ 20 đến nay trong giảng dạy tiếng Anh. Kế hoạch của khóa học suốt học kỳ được xây dựng để hướng tới sự toàn diện, hiểu biết hợp nhất của quá trình dạy và học ngôn ngữ, vì thế sinh viên sẽ có khả năng tạo nên cơ sở cá nhân hóa, hoặc lý thuyết và được hướng dẫn bởi một sự hiểu biết trong việc lựa chọn những phương pháp và các kỹ năng liên quan đến giảng dạy ESL hiệu quả. Cùng với những yếu tố khác, khóa học sẽ yêu cầu việc đọc nhiều và tích cực tham gia thảo luận trong lớp.
Học phần này cung cấp cho giáo sinh các kỹ năng trong việc dự đoán, am hiểu và kiểm soát các nguyên tắc cơ bản của việc học tập và đánh giá vận dụng trong thực tiễn giáo dục. Các giáo sinh sẽ có cơ hội để xem xét những kế hoạch được sử dụng nhằm xác định những khó khăn đối với sinh viên và giải quyết chúng thông qua quy trình đánh giá được cho rằng thực sự phù hợp với chương trình giảng dạy và hướng dẫn.
Học phần này giúp sinh viên đạt được sự thành thạo trong việc giảng dạy một chủ đề sinh viên quan tâm bằng cách áp dụng vào thực tế trong việc thực hành giảng dạy một khóa học. Sinh viên sẽ được giám sát bởi một cố vấn giảng viên theo sự chấp thuận của thầy trưởng khoa.
Học phần này giới thiệu ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Chúng ta sẽ khảo sát về những thay đổi ở tất cả cấp độ của ngôn ngữ và sự thay đổi đó được tạo dựng và hình thành bởi bản sắc văn hóa như thế nào. Việc khảo sát về những thái độ và hệ tư tưởng về những sự thay đổi sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hiểu được mối quan hệ này. Chúng ta cũng sẽ xem xét các tác động giáo dục, chính trị và xã hội của những sự kiện thuộc ngôn ngữ học xã hội.
Học phần này được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên các phương pháp và kỹ năng được áp dụng trong việc so sánh hai ngôn ngữ. Học phần bao gồm các vấn đề liên quan đến sự tương tác xuyên văn hóa giữa tiếng Anh và ngoại ngữ khác. Thêm vào đó, môn học còn mang đến cho sinh viên ý tưởng về cách dự đoán những lỗi của người học ngôn ngữ thứ hai và sửa chữa chúng. Nó giải thích những tính chất của các hình thái ngôn ngữ học thông qua hai ngôn ngữ khác nhau và khác nhau ở những điểm nào. Môn học này cũng cung cấp cơ hội cho sinh viên nghiên cứu văn hóa trong các phạm vi khác nhau của ngôn ngữ học và các ngôn ngữ khác.
Trong học phần Biên phiên dịch 1, sinh viên được học các kỹ năng cơ bản cần thiết để dịch văn bản, kỹ năng, phương thức và những thách thức chung. Lớp học bao gồm: dịch thuật pháp lý, dịch thuật kinh doanh và tài chính, dịch thuật quảng cáo, dịch thuật y khoa, và biên tập, rà soát thông báo dịch vụ công cộng.