Giờ hành chánh
Thứ Hai – Thứ Sáu
8:00 sáng – 4:30 chiều
(+84) 272 376 9216
Đường dây nóng: 0981 152 153
info@ttu.edu.vn
ĐẠI HỌC TÂN TẠO
Đại lộ Đại học Tân Tạo, Tân Đức E.City, Đức Hòa, Tỉnh Long An
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Tên ngành đào tạo (tiếng Việt): Ngôn ngữ Anh
- Mã số ngành đào tạo: 7220201
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Thời gian đào tạo: 04 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân ngôn ngữ Anh
- Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Tân Tạo
- Tổng số tín chỉ: 120
- Khoa: Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh
- Website: ttu.edu.vn
- Facebook: Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ - Trường Đại học Tân Tạo
1. Mục tiêu chung:
Chương trình giáo dục đại học ngành Ngôn Ngữ Anh đào tạo những cử nhân có chất lượng, sử dụng tiếng Anh thành thạo trong mọi tình huống, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa các nước nói tiếng Anh, có kỹ năng và trải nghiệm văn hóa cần thiết để sống, làm việc và thực hiện đổi mới trong môi trường nói tiếng Anh toàn cầu, hội nhập quốc tế. Đồng thời, trang bị cho người học những kỹ năng để họ có khả năng tự học, tự nghiên cứu và có thể tham gia học tập sau Đại học để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.
2. Mục tiêu cụ thể (PO)
2.1 Về kiến thức:
PO1: Có kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hoá.
PO2: Vận dụng tốt ngoại ngữ và các phần mềm tin học trong lĩnh vực kinh tế; có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, giao tiếp lưu loát với du khách, đối tác, đồng nghiệp sử dụng tiếng Anh nhằm đáp ứng vị trí công việc trong môi trường hội nhập quốc tế.
PO3: Có kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, công nghệ cần thiết đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ.
PO4: Vận dụng kiến thức về các kỹ năng và lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Anh để giúp sinh viên có thể sử dụng thành thạo trong các tình huống (giao tiếp, thương mại, …), trở thành người dạy tiếng Anh, dịch giả, và phục vụ công việc liên quan đến tiếng Anh.
PO5: Vận dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều phối và điều hành hoạt động giảng dạy và dịch thuật tiếng Anh cũng như sử dụng tiếng Anh thương mại trong doanh nghiệp.
2.2 Về kỹ năng
PO6: Sử dụng thành thạo tiếng Anh tương đương bậc 5 và năng lực sử dụng ngoại ngữ hai (tiếng Trung/ tiếng Hàn/ tiếng Nhật) tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
PO7: Kỹ năng mềm liên quan đến làm việc độc lập, theo nhóm, khả năng tự học, quản lý và lãnh đạo
PO8: Có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên các phân tích và đánh giá có hệ thống, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp cho những thách thức nghề nghiệp.
PO9: Có khả năng lập luận, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, khả năng tự học tự nghiên cứu suốt đời để làm việc suốt đời, và có năng lực sáng tạo, phát triển, dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp liên quan đến ngành ngôn ngữ Anh.
2.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
PO10: Có ý thức trách nhiệm và có hoài bão về nghề nghiệp được đào tạo, chủ động trong học tập và nghiên cứu và học tập suốt đời.
PO11: Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
PO12: Có phẩm chất chính trị, ý thức phát triển nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, trách nhiệm cộng đồng, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chuẩn đầu ra | Nội dung |
3.1. Kiến thức | |
PLO1 | Thông hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, nhân văn, khoa học chính trị, pháp luật Việt Nam và kiến thức được đào tạo theo mô hình giáo dục khai phóng vào nghề nghiệp. |
PLO2 | Nắm vững kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế về ngành ngôn ngữ Anh để sử dụng thành thạo tiếng Anh trong mọi tình huống. |
PLO3 | Sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc liên quan đến ngành Ngôn ngữ Anh. |
PLO4 | Có kiến thức về lập kế hoạch và tổ chức giám sát vận dụng kiến thức vào hoạt động Văn hoá-Văn chương, Biên - Phiên dịch, và Giảng dạy tiếng Anh. |
PLO5 | Vận dụng được kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực tiếng Anh. |
3.2. Kỹ năng | |
PLO6 | Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá,…để giải quyết vấn đề phức tạp liên quan đến ngành ngôn ngữ Anh. |
PLO7 | Có kỹ thực hiện chức năng dẫn dắt, có năng lực khởi nghiệp liên quan đến tiếng Anh để tạo công ăn việc làm cho mình và cho người khác. |
PLO8 | Có năng lực tư duy phản biện, sáng tạo, và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường thay đổi để giải quyết vấn đề trong ngành Ngôn ngữ Anh một cách hiệu quả. |
PLO9 | Có khả năng đánh giá chất lượng và tính hiệu quả sau khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc công việc được giao liên quan đến ngành ngôn ngữ Anh, cũng như năng lực hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm. |
PLO10 | Có kỹ năng truyền đạt thông tin bằng văn bản, trực diện, …và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn đến người khác tại nơi làm việc một cách rõ ràng, cụ thể, và hiệu quả |
PLO11 | Có năng lực ngoại ngữ hai (tiếng Hàn/ tiếng Trung/ tiếng Nhật/ tiếng Pháp/ tiếng Việt (đối với sinh viên người nước ngoài),... tương đương bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. |
3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm | |
PLO12 | Năng lực làm việc độc lập, hình thành ý thức tự học, tự nghiên cứu, học online và offline; có ý thức học tập suốt đời để làm việc suốt đời; có khả năng làm việc nhóm, ý thức chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm. |
PLO13 | Khả năng hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ, công việc chuyên môn cụ thể. |
PLO14 | Khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn, và bảo vệ quan điểm cá nhân; có khả năng thích ứng, đổi mới, sáng tạo, hiện thực ý tưởng khởi nghiệp, hoặc tham gia các dự án khởi nghiệp liên quan đến ngành ngôn ngữ Anh. |
PLO15 | Năng lực lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều phối công việc chuyên môn có liên quan đến việc sử dụng nguồn lực ở nơi làm việc, có khả năng đánh giá việc thực hiện, và đưa ra giải pháp cải thiện kết quả hoạt động. |
Ma trận mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn Ngữ Anh trường Đại học Tân Tạo, có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau, điển hình như sau:
- Giảng dạy tiếng Anh tổng quát tại các trường phổ thông công lập và tư thục, giảng dạy tiếng Anh tại các cơ sở khác nhau, các trung tâm ngoại ngữ, hoặc khởi nghiệp các dự án khởi nghiệp về đào tạo tiếng Anh.
- Chuyên viên biên – phiên dịch công tác ở các cơ quan ban ngành, nhà xuất bản, phòng công chứng, các hãng thông tấn, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, các công ty truyền thông, phòng nhân sự.
- Chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp thương mại, tập đoàn tài chính, ngân hàng, công ty trong nước và quốc tế có sử dụng tiếng Anh, khách sạn, ngoại giao, …
- Thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, lãnh sự quán, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan công tác ngoại giao.
- Nhân viên văn hoá, hướng dẫn viên du lịch…
- Học tiếp lên Thạc sĩ tại các trường Đại học quốc tế trong và ngoài nước.
Mức độ đạt được với các vị trí việc làm:
(Mức độ đạt được: 1: Có khả năng biết; 2: Có khả năng hiểu và áp dụng; 3: Có khả năng phân tích và đánh giá; 4: Có khả năng sáng tạo)
STT | TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM | Mức độ đạt được | |||
1 | 2 | 3 | 4 | ||
1 | Giáo viên tiếng Anh | X | |||
2 | Biên dịch viên | X | |||
3 | Thông dich viên | X | |||
4 | Nhân viên văn phòng | X | |||
5 | Biên tập viên | X | |||
6 | Nhân viên cho Công ty Nhân sự | X | |||
7 | Nhân viên Tư vấn du học | X | |||
8 | Thư ký/Trợ lý (Khoa, Công ty, Tổ chức) | X | |||
9 | Nhân viên cho các công ty nước ngoài; tổ chức phi chính phủ (NGO) | X | |||
10 | Nhân viên Văn hoá; Hướng dẫn viên du lịch | X | |||
11 | Học tiếp lên Thạc sĩ tại các trường Đại học quốc tế trong và ngoài nước |
X |
- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Có năng lực để tham gia học lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội.
Người có bằng tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh trình độ đại học có thể làm việc ở các Trường Tiểu học, THCS, THPT công lập (khi có thêm chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh (TESOL) và/hoặc tư thục, các Trung tâm ngoại ngữ, nhà xuât bản, phòng công chứng phụ trách dịch thuật, Công ty dữ hành du lịch, các Công ty/ xí nghiệp sử dụng tiếng Anh, và có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp (sau khi học nâng cao trình độ).
1. Thông tin tuyển sinh
Tất cả các đối tượng theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT.
2. Quy trình đào tạo
Quy chế đào tạo sử dụng là quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo điều kiện để sinh viên tích cực, chủ động thích ứng với quy trình đào tạo giúp đạt được những kết quả tốt nhất trong học tập và rèn luyện.
Chương trình đào tạo được thiết kế 8 học kỳ tương ứng với 4 năm học, gồm 120 tín chỉ. Trong đó thời gian học tập chính thức 4 năm, thời gian học tập tối thiểu 4 năm và thời gian học tập tối đa 8 năm.
Một năm học được chia thành 2 học kỳ chính. Ngoài hai học kì chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một học kì hè để sinh viên có điều kiện được học lại, học cải thiện và học vượt. Mỗi học kì chính có 15 tuần thực học và 3 tuần thi; Mỗi học kỳ hè có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
Thực hiện theo Quy chế Đào tạo đại học của Trường Đại học Tân Tạo (Ban hành theo Quyết định số 31/QĐ-TTU.21 ngày 30/6/2021 của Hiệu Trưởng trường Đại học Tân Tạo). Sinh viên được Nhà trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học tối thiểu đạt 2.0.
- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định của Trường, đạt mức IELTS 7.0, TOEFL iBT 100, TOEIC 780 hoặc tương đương.
- Hoàn thành các học phần Giáo dục thể chất (GDTC) và Giáo dục quốc phòng – An ninh (GDQP-AN).
- Có giấy chứng nhận về Kỹ năng mềm do nhà trường cấp.
- Đạt yêu cầu về số giờ tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng theo quy định.
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
- Hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà trường.
- Thực hiện đăng ký xét tốt nghiệp theo quy định tại Phòng Quản lý đào tạo.
Hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế cho chương trình đào tạo nhằm đảm bảo cho người học phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ; được áp dụng đa dạng nhằm giúp cho người học đạt được các chuẩn đầu ra của ngành đào tạo. Phương pháp giảng dạy được chia thành các nhóm lớn: dạy học trực tiếp, dạy học dựa vào hoạt động trải nghiệm, dạy học dựa vào nghệ thuật, dạy kỹ năng tư duy, dạy học tương tác, dạy học theo hướng nghiên cứu, dạy học dựa vào công nghệ, và tự học.
1. Dạy học trực tiếp:
Dạy học trực tiếp là phương pháp dạy học trong đó các thông tin được truyền tải đến với người học theo cách trực tiếp, giảng viên trình bày và người học lắng nghe. Phương pháp này thường được áp dụng trong các lớp học truyền thống và có hiệu quả khi muốn truyền đạt cho người học những thông tin cơ bản, giải thích một kỹ năng mới. Các phương pháp giảng dạy theo hướng này được áp dụng gồm: giải thích cụ thể, thuyết trình tham luận, câu hỏi gợi mở và mô phỏng.
Giải thích cụ thể (TLM1): Đây là phương pháp thuộc chiến lược dạy học trực tiếp trong đó giảng viên giải thích và hướng dẫn chi tiết cụ thể các nội dung liên quan đến bài học, giúp cho sinh viên đạt được mục tiêu về cả kiến thức và kỹ năng.
Thuyết trình (TLM2): Giảng viên trình bày nội dung bài học và giải thích các nội dung trong bài giảng. Giảng viên là người thuyết trình, diễn giảng. Sinh viên có trách nhiệm nghe giảng và ghi chú để tiếp nhận các kiến thức mà giảng viên truyền đạt. Giảng viên có thể sử dụng một số hình thức thuyết trình tích cực hoá người học như: thuyết trình ngắt quãng và thuyết trình ngắn có minh hoạ.
Tham luận (TLM3): Theo phương pháp này người học được tham gia vào các khóa học mà người diễn giảng thuyết trình đến từ các đơn vị bên ngoài như các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở y tế, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo... thông qua những trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết của người diễn giảng để giúp người học hình thành kiến thức tổng quan hay cụ thể về ngành, chuyên ngành đào tạo.
Câu hỏi gợi mở (TLM4): Trong tiến trình dạy học, giảng viên sử dụng các câu hỏi gợi mở hay các vấn đề, và hướng dẫn giúp sinh viên từng bước trả lời câu hỏi. Sinh viên có thể tham gia thảo luận theo nhóm để cùng nhau giải quyết bài tập, vấn đề đặt ra.
2. Dạy học dựa vào hoạt động trải nghiệm
Dạy học dựa vào hoạt động và trải nghiệm là các phương pháp dạy học nhằm khuyến khích người học thực hiện tạo cơ hội cho người học thực hành. Điều này thúc đẩy người học khám phá lựa chọn giải quyết vấn đề và tương tác với các đối tượng khác. Các phương pháp giảng dạy theo hướng này được áp dụng gồm: trò chơi, thực hành, thực tập- thực tế, tranh luận, thảo luận, học tập phục vụ cộng đồng.
Học tập dựa trên hoạt động còn được gọi là học tập dựa trên dự án (phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập độc lập và hợp tác). Người học tiến bộ thông qua các hoạt động theo tốc độ và sở thích riêng của mình đồng thời người học chịu trách nhiệm về việc học tập của chính bản thân và đạt được các kỹ năng cộng tác và đàm phán suốt đời.
Trò chơi (TLM5): là hoạt động đầy thử thách, nó mô phỏng hoặc các cuộc thi (có tính cạnh tranh và hợp tác); người học được tham gia trò chơi theo một bộ quy tắc rõ ràng. Trò chơi cung cấp cho người học cơ hội nâng cao kiến thức thực tế, ra quyết định, nâng cao kỹ năng giao tiếp và được thiết ké để đạt được những kỳ vọng đã được xác định rõ ràng như: làm việc theo nhóm, phát triển kỹ năng hoặc cải thiện giao tiếp.
Thực hành (TLM6): là phương pháp dạy học dựa trên sự quan sát giảng viên làm mẫu và thực hiện tự lực của người học dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhằm hoàn thành các bài tập, các công việc thuộc chuyên ngành, từ đó hình thành các kỹ năng kỹ xảo mà người học sẽ phải thực hiện trong lĩnh vực nghề nghiệp sau này.
Tranh luận (TLM7): là tiến trình dạy học trong đó giảng viên đưa ra một vấn đề liên quan đến nội dung bài học, người học với các quan điểm trái ngược nhau về vấn đề đó phải phân tích, lý giải và thuyết phục người nghe ủng hộ quan điểm của mình. Thông qua hoạt động dạy và học này người học hình thành các kỹ năng tư duy và phản biện, thương lượng và đưa ra quyết định hay kỹ năng nói trước đám đông.
Thảo luận nhóm (TLM8) là phương pháp dạy học kích thích suy nghĩ tích cực và tư duy phản biện, trong đó người học được chia thành các nhóm nhỏ (khoảng 6-10 sinh viên) và tham gia thảo luận với những quan điểm cho một vấn đề nào đó được giảng viên đặt ra. Khác với phương pháp tranh luận, trong phương pháp thảo luận, người học có cùng quan điểm mục tiêu chung thì tìm minh chứng để bổ sung và hoàn thiện quan điểm, giải pháp của mình. Chủ đề thường được sử dụng trong dạy-học với thảo luận nhóm gồm: các vấn đề, đề xuất giải pháp, chọn giải pháp phù hợp nhất theo nội dung, tình hướng, và khía cạnh văn hoá.
Thực tập (TLM9): Thông qua các hoạt động tại các cơ sở giáo dục, các Trung tâm Ngoại ngữ, Công ty/Xí nghiệp nước ngoài tại hai Khu công nghiệp là Khu công nghiệp Tân Đức, huyện Đức Hoà, Long An và Khu công nghiệp Tân Tạo, huyện Bình Tân… giúp người học thấy môi trường làm việc thực tế của ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp; cung cấp cơ hội khám phá và học hỏi từ các giáo viên, anh chị cùng chuyên ngành đi trước. Phương pháp này không những giúp sinh viên hình thành kiến thức kỹ năng mà còn tạo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
3. Dạy học dựa vào hoạt động nghệ thuật
Giúp cho người học phát triển khía cạnh trí tuệ, sáng tạo, xã hội, cảm xúc, sự tưởng tượng và thể chất trong cuộc sống. Dạy học dựa vào nghệ thuật thường hay sử dụng phương pháp:
Đóng vai (TLM10): là phương pháp mô phỏng các tình huống và vai trò của người tham dự trong tình huống đó. Đóng vai được sử dụng rộng rãi nhấn mạnh vào kỹ năng giao tiếp trong đào tạo ngành ngôn ngữ Anh. Nó cho phép sinh viên áp dụng các kỹ năng cá nhân và kỹ năng làm việc nhóm để đánh giá kiến thức trước khi ra quyết định và giải quyết vấn đề bằng cách kiểm tra các tình huống trong từng bối cảnh cụ thể.
Biểu diễn (TLM11): Biểu diễn là một kỹ thuật để kể chuyện ở định dạng kịch tính. Nó cung cấp nhiều trải nghiệm, như đọc kịch bản, đảm nhận vai trò, ghi nhớ các nội dung, tạo trang phục và phối cảnh phù hợp, và biểu diễn trước khán giả. Biểu diễn phát triển các kỹ năng nhận thức thông qua việc tổ chức các suy nghĩ và phân tích các bộ phận và toàn bộ sản xuất, bao gồm cả diễn tập và biểu diễn. Nó cung cấp trải nghiệm hợp tác cho sinh viên khi họ làm việc với những người khác hướng tới một mục tiêu chung.
4. Dạy học tư duy:
Dạy học tư duy là các phương pháp nhằm phát triển tư duy phản biện, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phân tích và thực hành phản xạ trong cách tiếp cận học tập của người học. Những phương pháp này cũng được thiết kế để thúc đẩy tư duy và học tập sáng tạo và độc lập cho người học. Các phương pháp được áp dụng trong dạy học tư duy gồm:
Dạy học dựa trên vấn đề (TLM12): là phương pháp giáo dục trong đó sinh viên là trung tâm của quá trình học tập. vấn đề được sử dụng cho dạy - học cần được thảo luận xây dựng một cách cẩn thận, với cấu trúc thích hợp để thông qua quá trình tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra, sinh viên đạt được kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của học phần.
Dạy - học theo tình huống (TLM13): Đây là phương pháp hướng đến cách tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp người học hình thành kỹ năng tư duy phân tích, phản biện và giao tiếp. Theo phương pháp này, giảng viên thiết kế các nhiệm vụ dựa trên các tình huống, vấn đề hay thách thức trong thực tế tại nơi làm việc và yêu cầu sinh viên giải quyết, qua đó giúp sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định cũng như kỹ năng nghiên cứu.
Kích thích động não (TLM14): Phương pháp này thông qua làm việc nhóm để tìm ra giải pháp, ý tưởng xoay quanh một chủ đề. Mỗi thành viên trong nhóm đều được khuyến khích đưa ra ý tưởng mà không quan tâm tới tính khả thi, kích thích sinh viên tư duy linh hoạt và có khả năng mở rộng kỹ năng phát hiện vấn đề cũng như giải quyết vấn đề và để kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo và tìm kiếm thông tin. Sử dụng kỹ thuật này lý tưởng là chia lớp thành các nhóm nhỏ 4-5 thành viên và cần người chủ trì là người có kinh nghiệm, khách quan, biết động viên kích thích sự sáng tạo, cần cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chủ để của nhóm.
Lập bản đồ tư duy (TLM15): phương pháp này nhàm giải quyết vấn đề thông qua sự mô tả dưới dạng một bản đồ hoặc một sơ đồ. Bản đồ tư duy được thiết kế dựa trên kiểu tư duy logic, có thể thể hiện dưới dạng hình nan hoa bánh xe, dạng bản đồ đường phố, dạng hình cây.... Người học cần xác định từ khoá, các vấn đề liên quan, có thể sử dụng kèm cỡ chữ nét chữ hay màu sắc, hình ảnh để thể hiện các mức độ và cấp độ khác nhau của thông tin. ứng dụng của bản đồ tư duy dùng để ghi chép, tóm tắc nội dung, lập kế hoạch, soạn kế hoạch cho một bài trình bày hay sáng tạo để giải quyết vấn đề.
5. Dạy học theo hướng nghiên cứu:
Dạy học theo hướng nghiên cứu khuyến khích mức độ tư duy phê phán cao. Người học xác định các câu hỏi nghiên cứu, tìm các phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề hoặc báo cáo các kết luận dựa trên các bằng chứng thu thập được sử dụng phương pháp nghiên cứu độc lập, nghiên cứu dự án, nhóm nghiên cứu giảng dạy, trợ giảng và hỗ trợ học thuật.
Nghiên cứu độc lập (TLM16): Phương pháp này phát triển khả năng của sinh viên trong việc lên kế hoạch, khám phá, tổ chức và giao tiếp đối với một chủ đề một cách độc lập và chi tiết, dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nó còn tăng cường động lực học tập và tích cực tham gia học tập bởi vì sinh viên được cho phép chọn các tài liệu họ muốn trình bày.
Nghiên cứu Dự án (TLM17): Người học nghiên cứu một chủ đề nào đó liên quan đến môn học và viết báo cáo.
Nhóm nghiên cứu giảng (lạy (TLM18): Người học được khuyến khích tham gia vào các dự án, nhóm nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên, giúp hình thành năng lực nghiên cứu và kỹ năng sáng tạo. Từ đó, tạo tiền đề cho người học tiếp tục học tập cao hơn ở bậc sau đại học.
Trợ giảng và hỗ trợ học thuật (TLM19): Người học được tham gia hỗ trợ giảng viên ở các lớp học.
6. Dạy học dựa vào công nghệ (TLM20):
Dạy học dựa vào công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường học tập hiện đại, các môn học thuộc chương trình đào tạo nên áp dụng rộng rãi phương pháp học trực tuyến (E-Learning). Đây là phương pháp mà ở đó giảng viên và sinh viên sử dụng các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho quá trình dạy và học.
7. Tự học:
Tự học là phương pháp giúp cho người học tiếp thu các kiến thức và hình thành các kỹ năng để có thể tự định hướng, chủ động và độc lập trong việc học. Người học có cơ hội lựa chọn chủ đề học, khám phá và nghiên cứu sâu về một vấn đề. Từ đó, người học hình thành các kỹ năng quản lý thời gian và tự giám sát việc học. Phương pháp tự học áp dụng chủ yếu là bài tập ở nhà (homework assignments).
Đánh giá bài tập (TLM21): Là phương pháp, người học được giao nhiệm vụ làm việc ở nhà với nội dung và yêu cầu do giảng viên đặt ra. Thông qua hoàn thành các nhiệm vụ được giao này, người học học được cách tự học, cũng như đạt được những nội dung về kiến thức cũng như kỹ năng theo yêu cầu.
Giảng viên giảng dạy chương trình ngành Ngôn ngữ Anh cần trang bị những kinh nghiệm dạy học khác nhau như: Nắm rõ các hình thức tổ chức lớp học của từng học phần mà mình giảng dạy: học phần lý thuyết hay thực hành; học phần bắt buộc hay học phần tự chọn; học trực tiếp hay học trực tuyến. Nhu cầu học tập của sinh viên (theo các năm học). Hiểu rõ về chính sách và quy định trong học tập, thiết kế các hoạt động của môn học đáp ứng nhu cầu của sinh viên, và một số vấn đề khác liên quan đến giảng dạy.
- Chương trình đào tạo được rà soát định kỳ 2 năm/1 lần theo hướng điều chỉnh đáp ứng được nhu cầu của người học và các bên có liên quan. Có nhiều hình thức hỗ trợ sinh viên trong nhiệm vụ nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, rèn luyện đạo đức, tác phong.
- Hàng năm, các Khoa xây dựng kế hoạch dự giờ của giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ để trao đổi chia sẻ kiến thức, phương pháp giảng dạy nâng cao năng lực giảng viên.
- Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về phẩm chất, tài năng, đạo đức và tác phong của giảng viên.
- Thường xuyên lấy ý kiến của các bên liên quan về nhu cầu sử dụng người học sau khi tốt nghiệp.
1. Phương pháp đánh giá
Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo được chia thành 2 loại chính: đánh giá theo tiến trình và đánh giá tổng kết. Các hình thức, nội dung đánh giá được quy định cụ thể trong các Quy chế đào tạo hiện hành của Nhà trường và quy định cụ thể trong đề cương giảng dạy học của từng học phần.
1.1. Đánh giá tiến trình
Mục đích của đánh giá tiến trình nhằm cung cấp kịp thời các thông tin phản hồi của người dạy và người học về những tiến bộ cũng như những điểm cần khắc phục xuất hiện trong quá trình dạy học.
Các phương pháp đánh giá cụ thể với loại đánh giá tiến trình được Nhà trường áp dụng gồm điểm chuyên cần và điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra giữa kỳ. Có thể sử dụng các hình thức: đánh giá chuyên cần, đánh giá bài tập, làm việc nhóm, thuyết trình, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm,... để đánh giá điểm tiến trình của những học phần 1-2 tín chỉ. Với học phần 3 tín chỉ ngoài sử dụng các phương pháp này để đánh giá còn có thể sử dụng các phương pháp đánh giá trong mục 1.2 - Đánh giá cuối kỳ để đánh giá điểm giữa kỳ cho sinh viên.
Đánh giá chuyên cần (AM1): ngoài thời gian tự học, sự tham gia thường xuyên đầy đủ có các buổi học trên lớp, trong học phần phản ánh thái độ học tập của người học; sự tham gia đầy đủ các giờ học theo quy định giúp cho người học tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách hệ thống, liên tục và hình thành thái độ tốt và đúng đắn, chấp hành tốt nội quy, nề nếp tại trường và cơ sở sử dụng lao động sau khi người học tốt nghiệp. Việc đánh giá chuyên cần được thực hiện theo các rubric tùy thuộc vào tính chất học phần quy định.
Đánh giá bài tập (AM2): người học được yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến bài học trong giờ học hoặc giờ học trên lớp. Các bài tập này có thể thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm người học được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể (rubric bài tập).
Đánh giá thuyết trình (AM3): trong một số học phần người học được yêu cầu làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề, tình huống hay nội dung liên quan đến bài học và trình bày kết quả của nhóm trước các nhóm khác. Hoạt động không những giúp người học đạt được kiến thức chuyên ngành mà còn phát triển các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, thương lượng, làm việc nhóm. Để đánh giá mức độ đạt được của các kỹ năng này người học có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá cụ thể (rubric thuyết trình).
1.2. Đánh giá tổng kết (cuối kỳ)
Mục tiêu của đánh giá này là đưa ra những kết luận, phân hạng về mức độ đạt được mục tiêu và chất lượng đầu ra, sự tiến bộ của người học tại thời điểm ấn định trong quá trình dạy học gồm đánh giá cuối chương trình học, đánh giá cuối học kỳ.
Các phương pháp đánh giá được nhà trường sử dụng loại đánh giá này gồm: kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm, thi vấn đáp, viết báo cáo thuyết trình, đánh giá làm việc nhóm, thực hành, báo cáo thực tập/khóa luận tốt nghiệp (Các phương pháp này có thể sử dụng để đánh giá giữa kỳ học đối với những học phần có 3 tín chỉ).
Kiểm tra viết (AM4): theo phương pháp đánh giá này, người học được yêu cầu trả lời một số câu hỏi, bài tập tình huống hay ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan đến yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức của học phần và được đánh giá dựa trên đáp án được thiết kế sẵn. Thang điểm đánh giá được sử dụng trong phương pháp này là thang điểm 10. Số lượng câu hỏi trong bài đánh giá được thiết kế tùy thuộc vào yêu cầu nội dung kiến thức của học phần.
Kiểm tra trắc nghiệm (AM5): Phương pháp này được tương tự như phương pháp kiểm tra viết, người học được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan dựa trên đáp án đã được thiết kế sẵn. Điểm khác là trong phương pháp đánh giá này người học trả lời các câu hỏi yêu cầu dựa trên các gợi ý trả lời.
Thi vấn đáp (AM6): trong phương pháp đánh giá này người học được đánh giá thông qua phỏng vấn, hỏi đáp trực tiếp. Các tiêu chí đánh giá này được thể hiện trong các tiêu chí đánh giá (Rubric thi vấn đáp).
Viết báo cáo (AM7): người học được đánh giá thông qua sản phẩm báo cáo của sinh viên, bao gồm: nội dung trình bày trong báo cáo, cách thức bài thuyết minh, bản vẽ minh họa, biểu đồ,... trong báo cáo. Tiêu chí đánh giá cụ thể theo phương pháp này theo các Rubric viết báo cáo của mỗi học phần.
Thuyết trình (AM8): phương pháp này hoàn toàn giống với phương pháp đánh giá thuyết trình trong loại đánh giá theo tiến trình. Đánh giá được thực hiện theo định kỳ: giữa kỳ, cuối kỳ hay cuối khóa học.
Đánh giá làm việc nhóm (AM9): Đánh giá làm việc nhóm được áp dụng khi triển khai hoạt động dạy học theo nhóm và được dùng để đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của người học, như: tổ chức, quản lý, xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, hoạt động nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm. Tiêu chí đánh giá cụ thể theo rubric đánh giá làm việc nhóm.
Báo cáo thực tập/Khóa luận tốt nghiệp (AM10): đây là một phương pháp lượng giá năng lực rất có giá trị vì đồng thời có thể lượng giá được cả kiến thức, thái độ và nhiều kỹ năng như tư duy sáng tạo - phán đoán - suy luận; kỹ năng tìm kiếm - chọn lựa - sử dụng thông tin; kỹ năng thao tác, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong nhóm/đội...; kỹ năng xử lý ngữ liệu và viết báo cáo. Người học sẽ được đánh giá bởi giảng viên hướng dẫn và người trực tiếp phụ trách (mentor)/ hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp. Hội đồng đánh giá bằng cách sử dụng các phiếu đánh giá phù hợp với ngành đào tạo.
2. Hình thức, trọng số và tiêu chí đánh giá:
Theo Quy chế đào tạo của trường Đại học Tân Tạo
Căn cứ theo quy định của Bộ môn, thể hiện chi tiết tại Đề cương chi tiết môn học.
3. Thang điểm đánh giá
Theo Quy chế đào tạo của trường Đại học Tân Tạo.
Giúp sinh viên áp dụng kiến thức ngành ngôn ngữ Anh và rèn luyện kỹ năng làm việc thực tế tại đơn vị thực tập, nâng cao khả năng giao tiếp và xử lý các tình huống thực tế, đồng thời chuẩn bị cho sinh viên hành trang tốt hơn cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Thời gian thực tập: 180 giờ (tương đương 2 tháng), nhằm cung cấp cho sinh viên cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế công việc.
2. Địa điểm: Thực tập tại các Cơ sở giáo dục/Trung tâm ngoại ngữ, các Công ty nước ngoài trong khu công nghiệp, hay các Công ty có sử dụng tiếng Anh.
3. Hướng dẫn thực tập: Giảng viên Khoa sẽ hướng dẫn sinh viên từ xa hoặc theo dõi quá trình thực tập, kết hợp giáo viên tại đơn vị thực tập sẽ trực tiếp hướng dẫn và đánh giá sinh viên trong quá trình thực hiện các công việc tại đơn vị.
4. Nhiệm vụ thực tập: Sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động như giảng dạy, dịch thuật, trợ giảng, quản lý dự án ngôn ngữ, hoặc các công việc khác phù hợp với chuyên ngành, để sinh viên phát triển kỹ năng chuyên môn và làm quen với môi trường làm việc thực tế.
5. Sản phẩm thực tập: Kết quả công việc thực tế tại đơn vị, chẳng hạn như giờ giảng dạy trực tiếp, dự án dịch thuật, lịch trình công việc tại văn phòng, hoặc các nhiệm vụ đã hoàn thành, và bản báo cáo thực tập tổng kết kinh nghiệm, nhiệm vụ đã thực hiện và những kiến thức, kỹ năng đã học được trong quá trình thực tập.
6. Đánh giá thực tập: Giảng viên hướng dẫn và giáo viên tại cơ sở thực tập sẽ phối hợp đánh giá theo rubrics dựa trên sự tham gia, kỹ năng thực hiện công việc, và sản phẩm cuối cùng.
1. Đội ngũ giảng viên
- Giảng viên giảng dạy tiếng Anh (Ngôn ngữ Anh, phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Ngôn ngữ so sánh đối chiếu, Ngôn ngữ,…) phải có đủ tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giảng viên gồm Giảng viên người Việt và Giảng viên người nước ngoài.
- Giảng dạy lý thuyết tại trường do giảng viên cơ hữu thực hiện.
2. Cơ sở vật chất
- Cơ sở đào tạo phải đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo như giảng đường, thư viện, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tích cực, phòng máy tính có kết nối internet.
PHẦN II: CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
Cấu trúc chương trình đảm bảo sự sắp xếp hợp lý, cân bằng ở từng học kỳ của năm học và từng khối kiến thức. Chương trình bố trí các học phần từ cơ bản đến nâng cao nhằm đảm bảo kiến thức được liên tục, mức độ tăng dần và đủ thời gian tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đạo đức, thái độ cần thiết để làm việc tại các cơ sở giáo dục, trung tâm ngoại ngữ, hay các công ty có sử dụng tiếng Anh trao giao tiếp, giao dịch. Đồng thời chương trình cũng được thiết kế bảo đảm tính chuyên sâu cho từng lĩnh vực chuyên ngành.
Nội dung chương trình bao gồm các khối kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành có mức độ tăng dần được giảng dạy trong các học phần, đồng thời giúp người học nâng cao thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,... rèn luyện được tác phong, kỷ luật, an toàn lao động khi làm việc tại các cơ sở giáo dục, trung tâm ngoại ngữ, hay các công ty có sử dụng tiếng Anh trao giao tiếp, giao dịch.
Cấu trúc khối kiến thức: Khối lượng kiến thức toàn khóa phải tích lũy 120 tín chỉ và được phân bổ như sau:
TT | Khối lượng học tập | Số tín chỉ | ||
TC | LT | TH | ||
1 | Kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) | 30 | 34 | 0 |
2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, trong đó: | 90 | 87 | 3 |
- Kiến thức cơ sở ngành | 45 | 45 | 0 | |
- Kiến thức ngành (gồm cả học phần tự chọn ) | 39 | 39 | 0 | |
- Thưc tập | 6 | 3 | 3 | |
Cộng | 120 | 117 | 3 |
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | |||
TC | ST | LT | TH | |||
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Khoa học xã hội và khoa học tự nhiên |
11 | 165 | 11 | 0 | ||
1 | MACL108 | Triết học Mác – Lênin
Marxist-Leninist Philosophy |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | MACL109 | Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Political Economy |
2 | 30 | 2 | 0 |
3 | MACL104 | Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Thought |
2 | 30 | 2 | 0 |
4 | MACL110 | Chủ nghĩa xã hội khoa học
Science Socialism |
2 | 30 | 2 | 0 |
5 | MACL111 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
History of Communist Party of Vietnam |
2 | 30 | 2 | 0 |
GIÁO DỤC THỂ CHẤT – QUỐC PHÒNG AN NINH | 11 | 240 | 6 | 5 | ||
1 | MACL105 | Giáo dục thể chất 1*
Physical Education 1* |
1 | 30 | 0 | 1 |
2 | MACL105
(T1) |
Giáo dục thể chất 1*
Physical Education 1* |
1 | 30 | 0 | 1 |
3 | MACL105
(T2) |
Giáo dục thể chất 2*
Physical Education 2* |
1 | 30 | 0 | 1 |
4 | MACL106 | Giáo dục quốc phòng – an ninh*
National Defense & Security Education* |
8 | 150 | 6 | 2 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO (TTU Core Courses) | 30 | 450 | 30 | 0 | ||
1 | HUM101 | Kỹ năng viết luận và tìm ý tưởng
Writing and Ideas |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | HUM102 | Văn hóa & Văn chương
Culture and Literature |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | HIS101 | Văn minh
Civilizations |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | HIS102 | Thời hiện đại
Modern Times |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | MATH101 | Toán tích phân I
Calculus I |
3 | 45 | 3 | 0 |
6 | ECON101 | Kinh tế vi mô
Microeconomics |
3 | 45 | 3 | 0 |
7 | ECON102 | Kinh tế vĩ mô
Macroeconomics |
3 | 45 | 3 | 0 |
8 | MGT101 | Nhập môn quản trị
Introduction to Management |
3 | 45 | 3 | 0 |
9 | MGT102 | Kỹ năng lãnh đạo & Truyền thông Leadership and Communications | 3 | 45 | 3 | 0 |
10 | CHEM101/ PHYS101 | Hóa học cơ bản/Nhập môn cơ học
Core Concepts in Chemistryo/Intro Mechanics |
3 | 45 | 3 | 0 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 90 | 1350 | 90 | 0 | ||
Kiến thức cơ sở của ngành | 45 | 675 | 45 | 0 | ||
1 | FL101 | Ngoại ngữ - Học phần 1
(Nhật/ Hàn/ Trung) Foreign Language 1 (Japanese/Korean/Chinese) |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | FL102 | Ngoại ngữ - Học phần 2
(Nhật/ Hàn/ Trung) Foreign Language 2 (Japanese/Korean/Chinese) |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | COMP201 | Kỹ năng viết luận
Composition |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | HUM205 | Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng và Tranh biện
Public Speaking & Forensics |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | ENGL211S | Viết luận thời đại số
Digital Writing |
3 | 45 | 3 | 0 |
6 | ENGL184S | Đọc thể loại văn bản
Readings in Genre |
3 | 45 | 3 | 0 |
7 | ENGL201 | Dẫn luận Ngôn ngữ
Introduction to Linguistics |
3 | 45 | 3 | 0 |
8 | ENGL233 | Văn chương Anh thế kỷ 16
16th Century English Literature |
3 | 45 | 3 | 0 |
9 | ENGL251 | Văn học nước Anh
British Literature |
3 | 45 | 3 | 0 |
10 | ENGL270 | Văn học Mỹ giai đoạn 1860-1915
Classics of American Literature: 1860-1915 |
3 | 45 | 3 | 0 |
11 | ENGL206 | Đa dạng ngôn ngữ
Variety in Language |
3 | 45 | 3 | 0 |
12 | ENGL451 | Ngôn ngữ, Văn hóa và Xã hội
Language, Culture, and Society |
3 | 45 | 3 | 0 |
13 | ENGL482S | Nghiên cứu thuyết hiện đại: Văn hóa, chính trị, xã hội
Studies in Contemporary Theory: Culture, Politics, and Society |
3 | 45 | 3 | 0 |
14 | ENGL334 | Shakespeare: Bi kịch, Hài kịch và Lãng mạn Shakespeare: Tragedies, Comedies and Romances | 3 | 45 | 3 | 0 |
15 | LING415 | Ngôn ngữ học xã hội
Sociolinguistics |
3 | 45 | 3 | 0 |
Kiến thức ngành | 15 | 225 | 15 | 0 | ||
Định hướng Văn hoá-Văn chương
(Culture and Literature Concentration) |
||||||
1 | ENGL221S | Nhập môn viết truyện
Introduction to the Writing of Fiction |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | ENGL108 | Nhập môn nghiên cứu văn hóa
Introduction to Cultural Studies |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | ENGL269 | Văn học Mỹ giai đoạn 1820-1860
Classics of American Literature: 1820-1860 |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | ENGL271 | Văn học Mỹ giai đoạn 1915-1960
Classics of American Literature: 1915-1960 |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | CUL301 | Giao lưu văn hóa và giải quyết bất đồng
Cross-Cultural Communication & Conflict Resolution |
3 | 45 | 3 | 0 |
Định hướng Biên-Phiên dịch
(Interpretation – Translation Concentration)
|
||||||
1 | LING306 | Dẫn luận Biên- Phiên dịch
Introduction to Translation & Interpretation |
3
|
45 | 3 | 0 |
2 | TRAN301 | Biên dịch 1
Translation 1 |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | INTE 301 | Phiên dịch 1
Interpretation 1 |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | LING308SS | Song ngữ
Bilingualism |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | LING427 | Phân tích đối chiếu
Contrastive Analysis |
3 | 45 | 3 | 0 |
Định hướng Giảng dạy tiếng Anh
(TESOL Concentration) |
||||||
1 | EDUC101 | Nền tảng xã hội & triết lý giáo dục Social and Philosophical Foundations of Education | 3 | 45 | 3 | 0 |
2 | EDUC237 | Một số vấn đề hiện nay trong giáo dục
Contemporary Issues in Education |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | LING340 | Lý thuyết & Phương pháp TESOL
Theories & Methods of TESOL |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | LING342 | Kiểm tra đánh giá
Testing & Assessment |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | LING343 | Thực hành giảng dạy
Teaching Practicum |
3 | 45 | 3 | 0 |
Học phần tự chọn:
Chọn 08 học phần (24 TC) từ các học phần của Định hướng khác hoặc từ các Khoa khác hoặc trong học phần bên dưới (Choose 08 courses (24 credits) from other Concentrations or from other Schools or the courses below) |
24 | 345 | 24 | 0 | ||
1 | HIS271 | Lich sử Nam Á
History of South Asia |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | ENGL302 | Kịch nghệ và Thơ ca
Drama & Poetry |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | ESP401 | Tiếng Anh ngành Kinh tế và Du lịch
English for Business & Tourism |
2 | 30 | 3 | 0 |
4 | ENGL220S | Nhập môn thơ ca
Introduction to the Writing of Poetry |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | CALL301 | Ứng dụng CNTT trong giảng dạy
Computer Assisted Language Learning in Linguistics (CALL) |
3 | 45 | 3 | 0 |
6 | HIS272 | Lịch sử Đông Nam Á
History of Southeast Asia |
3 | 45 | 3 | 0 |
7 | LING101 | Ngữ âm thực hành
Practical Phonetics |
3 | 45 | 3 | 0 |
8 | LING310 | Nghiên cứu Khoa học
Research Studies |
3 | 45 | 3 | 0 |
9 | INST401 | Nghiên cứu độc lập - Phần 1
Independent Study – Part 1 |
3 | 45 | 1 | 2 |
10 | INST402 | Nghiên cứu độc lập- Phần 2
Independent Study – Part 2 |
3 | 45 | 1 | 2 |
Thực tập | 6 | 180 | 3 | 3 | ||
Sinh viên thực hiện Thực tập | ||||||
1 | ENGL496 | Thực tập
Internship |
6 | 180 | 3 | 3 |
TỔNG SỐ TÍN CHỈ CỦA CTĐT | 120 | 1890 | 117 | 3 | ||
Tổng số tín chỉ bắt buộc | 96 | |||||
Tổng số tín chỉ tự chọn tối thiểu | 24 |
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | |||
TC | ST | LT | TH | |||
Học kỳ 1 | ||||||
1 | ESL | Tiếng Anh tăng cường
ESL |
0 | 45 | 0 | 0 |
2 | HUM101 | Kỹ năng viết luận và tìm ý tưởng
Writing and Ideas |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | HIS101 | Văn minh
Civilizations |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | MATH101 | Toán tích phân I
Calculus I |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | ECON101 | Kinh tế vi mô
Microeconomics |
3 | 45 | 3 | 0 |
6 | MGT101 | Nhập môn quản trị
Introduction to Management |
3 | 45 | 3 | 0 |
7 | MACL105 | Giáo dục thể chất: Điền kinh
Physical Education: Athletics |
1* | 30 | 2 | 0 |
8 | MACL105 (T1) | Giáo dục thể chất 1*
Physical Education1* |
1* | 30 | 2 | 0 |
Tổng cộng: | 15 | 330 | 22 | 0 | ||
Học kỳ 2 | ||||||
1 | HUM102 | Văn hóa & Văn chương
Culture and Literature |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | HIS102 | Thời hiện đại
Modern Times |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | ECON102 | Kinh tế vĩ mô
Macroeconomics |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | MGT102 | Kỹ năng lãnh đạo & Truyền thông Leadership and Communications | 3 | 45 | 3 | 0 |
5 | CHEM101 or PHYS101 | Hóa học cơ bản/Nhập môn cơ học
Core Concepts in Chemistryo/Intro Mechanics |
3 | 45 | 3 | 0 |
6 | MACL105 (T2) | Giáo dục thể chất 2*
Physical Education 2* |
1* | 30 | 2 | 0 |
Tổng cộng: | 15 | 225 | 17 | 0 | ||
Học kỳ hè 1 | ||||||
Các học phần giáo dục đại cương (không tích luỹ tín chỉ) | ||||||
Học kỳ 3 | ||||||
1 | FL101 | Ngoại ngữ - Học phần 1
(Nhật/ Hàn/ Trung) Foreign Language 1 (Japanese/Korean/Chinese) |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | COMP201 | Kỹ năng viết luận
Composition |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | HUM205 | Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng và Tranh biện
Public Speaking & Forensics |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | ENGL184S | Đọc thể loại văn bản
Readings in Genre |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | ENGL108 | Nhập môn nghiên cứu văn hóa
Introduction to Cultural Studies |
3 | 45 | 3 | 0 |
Tổng cộng: | 15 | 225 | 15 | 0 | ||
Học kỳ 4 | ||||||
1 | FL102 | Ngoại ngữ - Học phần 2
(Nhật/ Hàn/ Trung) Foreign Language 2 (Japanese/Korean/Chinese) |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | EDUC101 | Nền tảng xã hội & triết học của giáo dục
Social and Philosophical Foundations of Education |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | ENGL211S | Nhập môn viết truyện
Introduction to the Writing of Fiction |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | ENGL201 | Dẫn luận Ngôn ngữ
Introduction to Linguistics |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | ENGL251 | Văn học nước Anh
British Literature |
3 | 45 | 3 | 0 |
Tổng cộng: | 15 | 225 | 15 | 0 | ||
Học kỳ hè 2 | ||||||
Các học phần giáo dục đại cương (không tích luỹ tín chỉ) | ||||||
Học kỳ 5 | ||||||
1 | ENGL233 | Văn chương Anh thế kỷ 16
16th Century English Literature |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | ENGL206 | Đa dạng ngôn ngữ
Variety in Language |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | ENGL221S | Nhập môn viết truyện
Introduction to the Writing of Fiction |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | ENGL334 | Shakespeare: Bi kịch, Hài kịch và Lãng mạn Shakespeare: Tragedies, Comedies and Romances | 3 | 45 | 3 | 0 |
5 | CUL301 | Giao lưu văn hóa và giải quyết bất đồng
Cross-Cultural Communication & Conflict Resolution |
3 | 45 | 3 | 0 |
Tổng cộng: | 15 | 225 | 13 | 2 | ||
Học kỳ 6 | ||||||
1 | ENGL270 | Văn học Mỹ giai đoạn 1860-1915
Classics of American Literature: 1860-1915 |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | ENGL269 | Văn học Mỹ giai đoạn 1820-1860
Classics of American Literature: 1820-1860 |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | EDUC237 | Một số vấn đề hiện nay trong giáo dục
Contemporary Issues in Education |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | LING306 | Dẫn luận Biên- Phiên dịch
Introduction to Translation & Interpretation |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | LING415 | Ngôn ngữ, Văn hóa và Xã hội
Language, Culture, and Society |
3 | 45 | 3 | 0 |
6 | ENGL482S | Nghiên cứu thuyết hiện đại: Văn hóa, chính trị, xã hội
Studies in Contemporary Theory: Culture, Politics, and Society |
3 | 45 | 3 | 0 |
Tổng cộng: | 18 | 270 | 15 | 0 | ||
Học kỳ 7 | ||||||
1 | TRAN301 | Biên dịch 1
Translation 1 |
3 | 45 | 3 | 0 |
2 | INTE301 | Phiên dịch 1
Interpretation 1 |
3 | 45 | 3 | 0 |
3 | ENGL271 | Văn học Mỹ giai đoạn 1915-1960
Classics of American Literature: 1915-1960 |
3 | 45 | 3 | 0 |
4 | LING340 | Lý thuyết & Phương pháp TESOL
Theories & Methods of TESOL |
3 | 45 | 3 | 0 |
5 | ENGL451 | Ngôn ngữ, Văn hóa và Xã hội
Language, Culture, and Society |
3 | 45 | 3 | 0 |
6 | LING427 | Phân tích đối chiếu
Contrastive Analysis |
3 | 45 | 3 | 0 |
Tổng cộng: | 18 | 270 | 18 | 0 | ||
Học kỳ 8 | ||||||
1 | ENGL496 | Thực tập
Internship |
6 | 180 | 3 | 3 |
2 | ESP401 | Tự chọn:
Tiếng Anh ngành Kinh tế và Du lịch English for Business & Tourism |
2 | 30 | 2 | 0 |
Tổng cộng: | 8 | 210 | 5 | 3 | ||
TỔNG SỐ TÍN CHỈ CỦA CTĐT | 120 | 1890 | 117 | 3 | ||
Tổng số tín chỉ bắt buộc | 96 | |||||
Tổng số tín chỉ tự chọn tối thiểu | 24 |