- Chào bạn, được biết là bạn vừa trở về từ Dự án cộng đồng ở Indonesia. Bạn có thể giới thiệu sơ lược về chuyến đi Indonesia và chương trình Kết Nối Cộng Đồng vì Sự Phát Triển – CED
Mình tên là Trần Thị Thị Tiên, sinh viên khoa Nhân Văn và Ngôn Ngữ, trường Đại Học Tân Tạo. Mình mới có cơ hội tham gia vào một hoạt động ngoại khóa Kết Nối Cộng Đồng vì Sự Phát Triển (Community Engagement for Development-CED) ở Surabaya và Kediri, Indonesia từ ngày 17/7 – 26/7. Đây là một chương trình nhằm tạo điều kiện cho tất cả các sinh viên các nước trong khu vực Đông Nam Á như Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Indonesia có cơ hội chia sẽ ý tưởng và thực hiện các dịch vụ công, khởi nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội, qua việc tiếp cận và giao lưu với các nền văn hóa giữa các nước. Với phương châm, “Tôi nghe, tôi quên. Tôi nhìn, tôi nhớ. Tôi làm, tôi hiểu”. Mở đầu cho chuỗi hoạt động, những người tham gia CED chúng tôi có cơ hội trực tiếp giải quyết các vấn đề công ích cho cộng đồng dân cư ở một ngôi làng nhỏ Puhsarang, Indonesia. Tại đây, 40 sinh viên đến từ các nước Đông Nam Á được chia thành 8 nhóm tương đương với 8 dự án nhỏ, cần được triển khai vì sự phát triển của ngôi làng Puhsarang này. Tám dự án bao gồm (1) Cải tạo và nâng cấp thư viện trường học, (2) Cải tạo và nâng cấp phòng máy (IT) trường học, (3) Cải tạo và nâng cấp nhà vệ sinh trường học, (4 & 5) Quản lý chất thải rắn ở trường học, (6) Hội thảo tiếp thị kĩ thuật số cho Doanh Nghiệp nhỏ, (7) Tận dụng Roselle (Hồng Hoa), và (8) Lập bản đồ vệ sinh trong khu vực làng Puhsarang.
Lễ chào đón các thành viên CED tại Wijaya Kusuma, Indonesia
.
- Dự án mà bạn tham gia là gì?
Nhóm chúng tôi tham gia dự án (7) Tận dụng Roselle (Hồng Hoa).
Tại Ngôi làng Puhsarang này, thời tiết cực kì thuận lợi cho việc hoa Roselle phát triển, cho nên họ có một nguồn tài nguyên “Hoa Roselle” dồi dào. Tuy nhiên, những người dân nơi đây không biết tận dụng một cách triệt để nguồn lợi kinh tế này. Hầu hết người dân nơi đây chỉ sấy hoa Roselle để làm trà và bán cho dân địa phương và một số ít khách du lịch. Họ không biết hoa Roselle có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể làm ra đa dạng các sản phẩm như jam, kẹo, nước dưỡng da, cà fe không cafein, ice cream, nước xi rô, góp phần làm tăng giá trị của hoa Roselle. Hơn thế nữa, hầu hết người bán trà Roselle ở làng Puhsarang đều là nông dân nên họ không có nhiều kiến thức trong việc làm kinh doanh.
Một số sản phẩm mẫu từ Roselle (ngoài trà Roselle) được làm bởi chúng tôi.
Quan sát được những khó khăn này, nhóm chúng tôi đã tổ chức 3 buổi workshop nhằm chia sẻ với người dân trong làng những nội dung chủ yếu sau. Ngày 1: Cung cấp một khóa học Kinh doanh nhằm giúp những người nông dân hiểu các khái niệm tiếp thị, mẫu mã và giá cả. Bên cạnh đó, giới thiệu rõ hơn về các lợi ích của Roselle và sự đa dạng sản phẩm của Roselle. Ngày 2 & 3: Tổ chức workshop để chỉ người dân làm các sản phẩm khác của Roselle: jam, kẹo, nước dưỡng da, cà fe không cafein, ice cream, nước xi rô. Cuối cùng, sau khi làm việc với người dân trong làng, chúng tôi có cơ hội gặp trực tiếp trưởng làng và các bên liên quan trong bộ máy chính quyền của ngôi làng để trình kết quả và yêu cầu sự giúp đỡ.
Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho các buổi workshop.
- Những đóng góp của bạn cho sự thành công của dự án?
Vào những ngày đầu, khi còn hoạt online thông qua Snapchat, mặc dù chúng mình không ai quen ai, nhưng rồi chúng tôi vẫn trao đổi mình không phải là người đề ra các ý tưởng, nhưng mình là người đặt ra các câu hỏi để giúp làm rõ dự án mà chúng mình đang thực hiện. Từ ngày đầu nhận dự án, thì nhóm mình là nhóm không có bất cứ thông tin gì ngoài cái tên dự án là “Roselle Flower Ultilizaton”. Nhưng nhờ vào các câu hỏi của mình mà dự án ngày càng sáng tỏ và có thể vạch được những việc cần làm một cách rõ ràng. Hơn thế nữa, nhóm mình là một trong những nhóm hoàn thành dự án một cách hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng đáng kể.
Những ngày hoạt động tại làng Puhsarang, khi các thành viên từ các nước tập họp lại thành một nhóm để thống nhất ý tưởng và kế hoạch thực hiện. Nhóm mình phân công việc cụ thể cho từng bạn, mỗi bạn đều có điểm mạnh riêng. Bạn thì chuyên ngành về Kinh Tế giữ trách nhiệm chia sẻ các kiến thức kinh doanh cho nông dân. Bạn thì giỏi về nấu ăn hỗ trợ làm các sản phẩm mẫu từ Roselle. Bạn thì học về nhiếp ảnh và kỹ thuật, hỗ trợ thiết kế poster, chụp ảnh và làm video. Bạn thì sành sỏi về làm PPT và thuyết trình. Bạn thì tốt về quản lí thời gian, có khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ nên là người lập ra kế hoạch cho những việc sắp làm trong ngày tiếp theo, hỗ trợ đôn thúc các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả, là người trực tiếp thuyết trình dự án với trưởng làng và thành viên trong bộ máy chính quyền ở địa phương. Người này chính là mình. Là một sinh viên Ngôn Ngữ, mình không giỏi lắm về việc thiết kế, nấu ăn hoặc làm PPT nhưng mình là người quan sát và quản lí tình hình chung của nhóm, liệt kê những việc chưa làm được và cần làm để chắc chắn không bỏ xót phần công việc nào hết. Hơn thế nữa, mình cũng là người kiểm soát tiến độ làm việc của nhóm để quản lí được thời gian và hiệu quả công việc của nhóm.
Đây là hình ảnh minh chứng cho sự thành công và hiểu quả của dự án. Chúng tôi đã thu hút số lượng lớn cô chú nông dân trong làng đến tham gia buổi workshop.
- Những trải nghiệm mới và khó quên của bạn là gì?
Lần đầu tiên tham gia dự án, đưa ra những sáng kiến cùng với bạn bè quốc tế, lúc đầu bản thân cảm thấy trải nghiệm tương đối khó khăn, vì mỗi người mỗi ý và cách diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Anh của mỗi người cũng khác, khiến cho những thành viên còn lại của nhóm cũng không cảm thấy hài lòng. Đấy là thách thức đầu tiên mà CED mang đến cho mình khi làm việc nhóm với sinh viên từ 6 nước khác nhau. Nhưng sau đó, khi mỗi người trong nhóm nhìn nhận ra vấn đề, cần đưa ra ý tưởng để giải quyết nhiệm vụ được giao trong dự án, bọn mình lúc ấy biết nhường nhịn, thoả hiệp và thông hiểu nhau, cùng nhau tìm ra một hướng đi chung hiệu quả nhất có thể.
Thứ hai, đôi khi ngôn ngữ tiếng Anh là rào cản đối với một số bạn đến từ các quốc gia khác như Đài Loan, thì tiếng Anh với mình lại là một lợi thế. Vì sinh viên Tân tạo được dạy 100% là tiếng Anh, nên mình cũng khá tự tin về khả năng giao tiếp của mình, với các bạn từ các nước khác nhau. Mình không phải mất nhiều thời gian để làm quen với các bạn và từ đó học hỏi được về đất nước con người phong tục của các bạn.
Đêm giao lưu văn hóa giữa các nước.
Thứ ba, trong những ngày đầu khi mình trải nghiệm cuộc sống thành phố Surabaya, một trong những thành phố lớn nhất Indonesia, mình được hòa nhập vào nếp sống văn hóa tại ngôi làng Puhsarang. Nhìn chung, dường như có sự giao thoa văn hoá, và theo mình, văn hóa của Indonesia không quá khác biệt so với Việt Nam. Tuy nhiên, mình thấy thú vị khi biết rằng ở Indonesia, người dân không dùng đũa khi ăn hoặc nấu; trong khi di chuyển trên đường thì về bên tay trái, không sử dụng tay trái để chỉ vì như thế thể hiện sự không tôn trọng; về trang phục, phải mặc quần dài ¾ và không được mặc áo tay ngắn; khi bắt gặp ai đó trên đường phố, phải chào hỏi; và điều thú vị nhất là tránh dùng số 4 vì họ cho rằng số 4 là số không may mắn, trong khi đó ở Việt Nam, số được cho là không may mắn là số 13.
Với những ngày khi đã bắt đầu quen với chương trình CED, mình bắt đầu mạnh dạn chia sẽ những ý tưởng về bảo vệ và cải thiện cộng đồng, tận dụng nguồn lực để phát triển, giống như mình đã từng làm ở vùng quê Việt Nam, dạy tiếng Anh và giúp đỡ các bé nhỏ cách bảo vệ bản thân. Mình rất vui khi các bạn cho là ý tưởng thiết thực, có ý nghĩa. Ngoài việc chia sẽ ý tưởng, mình được trao dồi thêm kỹ năng thuyết trình, học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế bổ ích, được chia sẽ và hiện thực những ý tưởng sáng tạo từ các bạn sinh viên quốc tế và những khoảng khắc đáng nhớ, những kỷ niệm khó quên với những người bạn này.
Thuyết trình và tặng món ăn truyền thống của Việt Nam (Bánh Bía) cho đại diện bộ máy chính quyền địa phương.
- Lời cảm ơn và ….
Có thể nói rằng những ngày ở Indonesia thật sự là những chuỗi ngày trải nghiệm tuyệt vời đối với mình, mình đã tận hưởng và học hỏi một cách hiệu quả. Nhân đây, mình xin cảm ơn chân thành đến Ban tổ chức chương trình CED, đến trường Đại học Tân Tạo, và các Thầy trong Khoa Ngôn Ngữ và Nhân Văn đã tạo điều kiện cho mình cơ hội thật tuyệt vời, để mở rộng Chân trời mới đúng như câu slogan của Khoa “Stretch Your Horizon!”
Các bạn ơi, còn chần chờ gì nữa, hãy là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh khoa Nhân văn và Ngôn ngữ, trường Đại học Tân Tạo, để người tiếp theo khám phá những Chân trời mới, những nền văn hoá mới, không ai khác, đó là chính bạn!